Những di sản được UNESCO công nhận tại Huế

Banner-backlink-danaseo

Huế là thành phố nổi tiếng với các công trình lâu đời và còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa cung đình xưa. Chính vì vậy ở Huế có nhiều di sản vươn tầm thế giới. Cùng Huetoplist tìm hiểu qua những di sản được UNESCO công nhận tại Huế qua bài viết sau đây nhé!

Quần thể di tích Cố đô Huế

Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận vào năm 1993. Quần thể di tích cố đô là những di tích lịch sử được xây dựng dưới thời triều Nguyễn ở đầu thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Hiện tại các di tích này vẫn được bảo tồn cẩn thận bởi Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế và được thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Công trình của quần thể di tích được chia thành 2 cụm là trong kinh thành Huế và ngoài kinh thành:

quan-the-di-tich-co-do-hue-huetoplist
Quần thể di tích Cố đô Huế

Các công trình trong kinh thành

  • Kinh thành Huế bao gồm Kỳ đài, Điện Long An, Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế, Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu, Viện Cơ Mật – Tam Tòa, Cửu vị thần công và Đàn Xã Tắc.
  • Hoàng thành Huế: Ngọ Môn, Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiểu Lâm Các và Tử Cấm Thành
  • Tử Cấm Thành bao gồm Tả vu và Hữu vu, Vạc đồng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chán, Thái Bình Lâu và Duyệt Thị Đường.
quan-the-di-tich-co-do-hue-huetoplist
Cửu vị thần công tại Quần thể di tích Cố đô Huế

Công trình ngoài kinh thành

  • Các lăng tẩm vua Nguyễn: quần thể lăng tẩm bao gồm lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Dục Đức và lăng Khải Định
  • Các di tích khác như Trấn Bình Đài, Phu Văn Lâu, Tòa Thương Bạc, Văn Miếu, Võ Miếu
quan-the-di-tich-co-do-hue-huetoplist
Lăng vua Khải Định tại Huế

Những công trình kiến trúc đều gắn liền với triều đại Nguyễn – triều đại quân chủ cuối cùng của nước ta. Quần thể di tích Cố đô Huế là địa điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ngoài ghé thăm.

Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại vào năm 2003. Nhã nhạc là nhạc được ra đời ở thời phong kiến, chuyên được dùng để phục vụ trong cung đình ở những dịp đặc biệt như Đại Triều, Thượng Triều, Tế Giao,…

nha-nhac-cung-dinh-hue-huetoplist
Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc gắn liền với cung đình Huế với mục đích “di dưỡng tinh thần”được phát triển theo đúng chuẩn nhà nước quân chủ. Đặc biệt dưới thời vua Gia Long, Nhã nhạc cung đình có hệ thống bài bản, phong phú và nhiều bài nhạc với lời ca bằng chữ Hán.

Hiện nay những ca chương và vũ khúc của Nhã nhạc được sử dụng để biểu diễn trong các dịp lễ hội như Festival Huế, lễ hội Phật Giáo, lễ hội dân gian, biểu diễn ở các đại lễ hay Tết cổ truyền,… Nhã nhạc trở nên gần gũi hơn đối với đời sống nhân dân, làm cho vẻ đẹp và những giá trị nghệ thuật của nó mãi được giữ gìn và phát triển đến nhiều thế hệ sau này.

Mộc bản triều Nguyễn

Mộc bản triều Nguyễn là những tấm gỗ quý, được khắc ngược chữ Hán, Nôm. Được sử dụng để in lên những tài liệu, điều luật bắt buộc nhân dân tuân thủ. Đây cũng là những bản khác lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa triều Nguyễn. Gắn liền với những sự kiện lịch sử, những đời vua và biên giới biển đảo nước ta.

moc-ban-trieu-nguyen-huetoplist

Di sản mộc bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vào năm 2009. Gỗ được dùng để làm mộc bản là gỗ thị, gỗ cây nha đồng. Để đảm bảo được gỗ mềm, mịn và đường nét khắc được sắc nét. Các bản thảo sẽ được thích danh hoàng đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích rồi sau đó giao lại cho thợ khắc lên gỗ quý.

Châu bản triều Nguyễn

Châu bản triều Nguyễn là 773 tập tài liệu Hán – Nôm tương đương với 85.000 văn bản hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước dưới thời triều Nguyễn. Châu bản phản ánh đời sống kinh tế xã hội, lịch sử của con người Việt Nam trong thời kỳ này.

chau-ban-trieu-nguyen-huetoplist
Châu bản triều Nguyễn

Đặc biệt những châu bản này khẳng định được chủ quyền của hai hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta. Hiện tại Châu bản triều Nguyễn được lưu giữ 773 tập tài liệu ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia I Hà Nội. Châu bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vào năm 2014.

Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế

Hệ thống thơ văn kiến trúc cung đình Huế là toàn bộ văn tự chữ Hán được sáng tác thành những bài văn, bài thơ được chạm khắc trên các bản, vách ở quần thể di tích kiến trúc Huế. Hiện trên kiến trúc cung đình Huế còn 2.967 ô văn chạm khắc, sơn thếp trên gỗ và 146 ô thơ văn viết tráng men pháp lam và 88 đơn vị ô hộc, câu đối. Tất cả đều là tư liệu độc đáo duy nhất chỉ còn ở Việt Nam và có giá trị nổi bật trên toàn cầu.

tho-van-tren-kien-truc-cung-dinh-hue-huetoplist

Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản tư liệu vào năm 2016 trên chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hệ thống di sản thơ văn là một bảo tàng đồ sộ đầy sống động và chân thực về văn chương thời Nguyễn.

Bài viết trên Huetoplist đã tổng hợp những di sản được UNESCO công nhận tại Huế. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những di sản đặc biệt của nước ta. Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy đánh giá 5 sao ngay nhé!

Xem thêm
Vì sao Huế được gọi là đất Thần Kinh?
Khám phá Lăng Gia Long Huế – Lăng mộ vị vua đầu tiên triều Nguyễn
Chùa Thiên Mụ Huế – Ngôi chùa cổ 400 năm tuổi ở Cố đô

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *