Vì sao Huế được gọi là đất Thần Kinh?

Ai trong chúng ta cũng biết Huế là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử hàng trăm năm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết vì sao Huế được gọi là đất thần kinh. Huetoplist sẽ giải đáp những thắc mắc ấy qua bài viết sau đây. Cùng theo dõi bài viết nhé!

Đôi nét về quần thể di tích cố đô Huế

Quần thể di tích cố đô Huế là những di tích lịch sử – văn hóa được xây dựng dưới thời triều Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Quần thể di tích bao gồm các công trình trong và ngoài kinh thành Huế. Những di sản văn hóa trong kinh thành bao gồm: Kỳ Đài, điện Long An, hồ Tịnh Tâm, bảo hàng Cổ vật Cung Đình Huế, đàn Xã Tắc,…

doi-net-ve-quan-the-di-tich-co-do-hue-huetoplist

Ngoài ra khi đến Huế, không thể không nhắc đến các lăng tẩm uy nghiêm như Gia Long, Khải Định, Tự Đức,… Các công trình đều có đường lối kiến trúc độc đáo và còn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày hôm nay.

Vì sao Huế được gọi là đất Thần Kinh?

Sự kiện thứ 1

Theo lời các nhà lịch sử học cho rằng đất Thần Kinh xuất phát từ 2 từ “kinh đô” và “thần bí” ghép lại. Còn vì tại sao gọi Huế là đất Thần Kinh thì có muôn vàn cách giải thích, trong đó có hai sự kiện lịch sử được cho là khả tín nhất.

Năm 1558, sau khi anh ruột bị Trịnh Kiểm sát hại, Nguyễn Hoàng đến gặp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để xin cách đối phó. Trong lúc đang đứng bên hòn giả sơn, Trạng không trả lời thẳng câu hỏi là chỉ thì thâm câu: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” nghĩa là một dãy Hoành Sơn kia, có thể dung thân được muôn đời.

vi-sao-hue-duoc-goi-la-dat-than-kinh-huetoplist

Khi đó Nguyễn Hoàng đã hiểu bèn xin Trịnh Kiểm cho mình tiến vào nam, băng qua Hoành Sơn vào trấn thủ đất Thuận Hóa để xa lánh hiểm họa. Từ đó đã làm nên nghiệp lớn của nhà Nguyễn sau này.

Sự kiện thứ 2

Sau khi vào Thuận Hóa một thời gian, Nguyễn Hoàng tìm đất xây dựng kinh đô. Khi ngủ, ông bỗng mơ thấy bà lão mặc sắc phục đỏ, tự xưng là “Thái Thượng Lão Quân” rồi bảo ông đi về hướng đông ba dặm để xây dựng kinh thành. Khi đó ông đang nghỉ chân cùng đoàn tùy tùng ở bên bờ sông Hương.

Sáng hôm sau, ông đi về hướng đông như bà lão đã báo mộng. Sau 3 dặm đường, chúa Nguyễn nhìn thấy cảnh trí sơn thủy hữu tình, địa thế phong thủy tốt tươi. Nơi đây xứng tầm một xứ “địa linh nhơn kiệt” nên chúa Nguyễn đã chọn nơi này làm kinh đô của cả nước. Lời tiên tri của Trạng Trình và lời báo mộng của Thái Thượng Lão Quân đã giúp nhà Nguyễn tồn tại hơn 400 năm.

vi-sao-hue-duoc-goi-la-dat-than-kinh-huetoplist

Với hai sự kiện thần bí đã kể, kinh đô Huế đã được gọi là đất Thần Kinh. Vua Thiệu Trị cũng đã có bài thơ gọi là Thần kinh nhị thập cảnh để tả vẻ đẹp của kinh thành. Ngoài ra còn có sự kiện của chùa “Thiên Mụ”. Càng khiến nơi này trở thành vùng đất linh thiêng.

Các địa điểm du lịch Huế không thể bỏ qua

Sau khi tìm hiểu vì sao Huế được gọi là đất Thần Kinh, cùng tìm hiểu các địa điểm du lịch không thể bỏ qua nhé.

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế là nơi sống và làm việc của vua và hoàng tộc. Đây là kinh đô của triều Nguyễn, nơi gắn liền với câu chuyện kì bí đã kể trên. Kinh thành có diện tích lên đến 520 ha với nhiều hạng mục công trình hoành tráng. Chắc chắn sẽ là trải nghiệm đáng nhớ khi đến Huế.

cac-dia-diem-du-lich-hue-khong-the-bo-qua-huetoplist

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ tả ngạn bên dòng sông Hương trữ tình. Từ lâu nơi này đã trở thành hình ảnh đặc trưng của xứ Huế. Chùa được xây dựng bởi chúa Nguyễn Hoàng vào năm 1601, là ngôi chùa có quy mô nhất của triều đại Nguyễn.

Sông Hương

Nhắc đến thành phố Huế không thể không nhắc đến dòng sông Hương trữ tình, lãng mạn làm thương nhớ biết bao con người. Sông trải dài khắp dùng đất cố đô, rộng lớn, uốn mình qua những địa danh nổi tiếng của thành phố.

song-huong-huetoplist
Sông Hương

Cầu Tràng Tiền

Cầu Tràng Tiền cũng là hình ảnh biểu tượng của Huế. Cầu đã được xây dựng hơn 200 năm, được người Pháp xây dựng thành cây cầu sáu nhịp bằng sắt. Nếu du lịch Huế vào mùa hè, nhất định phải đến cầu Trường Tiền, vì thời điểm này hoa phượng nở đỏ rực. Tạo nên vẻ đẹp rực rỡ giữa khung cảnh thơ mộng.

Các khu lăng tẩm

Ngoài kinh thành Huế thì quần thể lăng tẩm của các vị vua Nguyễn cũng là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Huế. Hiện có 7 lăng mộ trong số 13 vị vua triều Nguyễn. Mỗi lăng tẩm đều mang nét kiến trúc đặc trưng, kết hợp giữa văn hóa phương Đông và Tây. Lăng tẩm đã góp phần kể nên câu chuyện lịch sử cho hậu thế.

cac-khu-lang-tam-huetoplist

Bài viết trên Huetoplist đã giải thích câu hỏi vì sao Huế được gọi là đất Thần Kinh? Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên đánh giá bài viết 5 sao và theo dõi những bài viết tiếp theo nhé!

Xem thêm
Kinh thành Huế – Công trình bậc nhất của triều Nguyễn
Top 31 câu ca dao về Huế hay về con người và văn hóa
Lăng Khải Định Huế – Nổi bật phong cách kiến trúc thời Nguyễn

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *