Nguồn gốc của Festival Huế – Khám phá lễ hội lớn nhất nhì tại Huế

Festival Huế là một trong những sự kiện lớn thu hút du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất cố đô. Lễ hội này được tổ chức nhằm tôn vinh các di sản văn hóa của Huế. Vậy Festival Huế là gì và nguồn gốc của Festival Huế từ đâu? Cùng Huetoplist giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết sau đây.

Giới thiệu Festival Huế

Lịch sử hình thành Festival Huế

Festival Huế ban đầu có tên gọi là Festival Việt – Pháp được tổ chức lần đầu vào năm 1992. Đến tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã ban hành quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000. Kể từ lúc ấy, lễ hội sẽ được tổ chức 2 năm một lần, vào các năm chẵn.

gioi-thieu-festival-hue-huetoplist

Đây cũng là lễ hội đương đại đầu tiên ở Việt Nam được phát triển theo mô hình Festival chuẩn của các thành phố nổi tiếng trên thế giới. Đến nay Festival Huế đã trải qua hơn 10 lần tổ chức, sự kiện đã dần khẳng định vị thế của mình trong lòng du khách trong và ngoài nước.

Chủ đề Festival Huế đã tổ chức

Mỗi một năm tổ chức, Festival Huế sẽ được thay đổi một chủ đề. Với mong muốn mang những nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô đến bạn bè quốc tế.

  • Festival Huế 2000: “Huế – Thành phố của nghệ thuật sống”
  • Festival Huế 2002: “Khám phá nghệ thuật sống của cố đô Huế”
  • Festival Huế 2004, 2008, 2010, 2014, 2022: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”
  • Festival Huế 2006: “700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế, Di sản Văn hóa với Hội nhập và Phát triển”
  • Festival Huế 2012: “Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử”

chu-de-festival-hue-da-to-chuc-huetoplist

  • Festival Huế 2016: “710 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế”
  • Festival Huế 2018: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế 1 điểm đến 5 di sản”
  • Festival Huế 2020: “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển – Huế luôn luôn mới” (bị hủy do dịch bệnh)

Điểm đặc biệt của Festival Huế

Festival Huế năm 2022 là chuỗi hoạt động xuyên suốt 4 mùa. Trong đó điểm nhấn là Tuần lễ Festival Huế diễn ra từ ngày 25 đến 30-6 với sự góp mặt của 20 đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế. Mang đến nhiều chương trình nghệ thuật phong phú, đặc sắc.

diem-dac-biet-cua-festival-hue-huetoplist
Lễ hội đường phố trong mùa Festival diễn ra tại đường Hùng Vương, Huế

Lễ hội được tổ chức trong 4 mùa bao gồm lễ hội mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Với các hoạt động, lễ hội cung đình và văn hóa dân gian nổi bật như Lễ Ban Sóc, Lễ tế Đền Xã Tắc, Lễ hội Áo Dài, Lễ Tế Giao, Lễ Thượng Niêu,…

diem-dac-biet-cua-festival-hue-huetoplist

Tất cả sẽ có 50 lễ hội lớn, nhỏ cùng sự góp mặt của các đoàn biểu diễn nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Hứa hẹn sẽ biến Festival Huế trở thành một trong những sự kiện du lịch lớn nhất trong năm. Lễ hội này cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa – lịch sử được bảo tồn qua hàng trăm năm và được giao lưu văn hóa vùng miền, lãnh thổ.

Những địa điểm du lịch Cố đô trong mùa Festival Huế

Kinh Thành Huế

Kinh Thành Huế thuộc quần thể di tích Cố Đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn Hóa Thế Giới. Đây là nơi đóng đô của thời nhà Nguyễn và vẫn được bảo tồn đến ngày hôm nay. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc cung đình. Nơi đây được xây dựng giao thoa giữa lối kiến trúc phương Đông và Tây độc đáo.

nhung-dia-diem-du-lich-co-do-trong-mua-festival-hue-huetoplist

Lễ khai mạc của Festival Huế thường được tổ chức ở Quảng trường Ngọ Môn – Đại Nội Huế. Ngoài ra các lễ hội cung đình nổi bật như lễ hội áo dài, lễ Thưởng tiêu, lễ hội Kinh Đô Ẩm thực Huế cũng được tổ chức tại Kinh Thành Huế.

Quần thể lăng tẩm

Đến Huế trong mùa Festival chắc chắn không được bỏ qua quần thể lăng tẩm các vị vua Nguyễn. Mỗi một lăng tẩm sẽ mang một vẻ đẹp kiến trúc và diện tích khác nhau. Một số lăng tẩm nổi bật, có thể tham quan khi đến Huế như:

  • Lăng Khải Định
  • Lăng Minh Mạng
  • Lăng Tự Đức
  • Lăng Dục Đức

quan-the-lang-tam-huetoplist

Nếu bạn có ít thời gian, bạn có thể chọn tour thăm quan để có thể ngắm nhìn trọn vẹn kiến trúc của các lăng tẩm đặc sắc này nhé!

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ chính là cái tên quen thuộc nhất mà bất kỳ ai đến với Huế cũng sẽ ghé thăm một lần. Đây là địa điểm tâm linh đặc sắc của vùng đất Thần Kinh, đã tồn tại hơn 400 năm. Du khách đến đây có thể cầu bình an, may mắn cho mình và gia đình. Ngoài ra bạn cũng có thể chiêm ngưỡng lối kiến trúc Phật Giáo đặc trưng tại ngôi chùa này.

chua-thien-mu-huetoplist

Khi du lịch Huế trong mùa lễ Festival Huế bạn có thể từ tham quan chùa Thiên Mụ và ngắm nhìn những lễ hội văn hóa đặc sắc được tổ chức trên dòng sông Hương. Đó cũng là trải nghiệm thú vị mà bạn không nên bỏ qua.

Làng hương Thủy Xuân

Làng nghề làm hương truyền thống Thủy Xuân đã có tuổi đời lên đến 700 năm. Nơi đây vẫn còn lưu giữ giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống. Địa điểm này thu hút du khách bởi những background hương đầy màu sắc. Trở thành địa điểm check – in không thể bỏ qua khi đến Huế.

lang-huong-thuy-xuan-huetoplist
Làng hương Thủy Xuân

Bài viết trên Huetoplist đã chia sẻ cho bạn nguồn gốc của Festival Huế. Nếu có dịp đến Cố đô vào mùa Festival Huế, bạn nhất định phải trải nghiệm các lễ hội văn hóa, lịch sử ấn tượng tại nơi đây. Chắc chắn sẽ cho bạn một trải nghiệm đáng nhớ. Đừng quên theo dõi những thông tin mới nhất về các địa điểm ở Huế cùng chúng tôi nhé!

Xem thêm
Khám phá Lăng Gia Long Huế – Lăng mộ vị vua đầu tiên triều Nguyễn
Top 20 món đặc sản Huế: Hội tụ tinh hoa ẩm thực Cố Đô
Những di sản được UNESCO công nhận tại Huế

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *