Kinh thành Huế – Công trình bậc nhất của triều Nguyễn

Kinh thành Huế công trình kiến trúc bậc nhất của triều đại Nhà Nguyễn. Đến thời điểm hiện tại, công trình vẫn còn lưu giữ lối kiến trúc nguyên vẹn như lúc mới xây. Đây còn được gọi là niềm tự hào của người dân cố đô, thu hút lượng khách đông đảo mỗi năm. Huetoplist sẽ cập nhật các thông tin liên quan đến công trình nổi bật của Huế này.

Lịch sử xây dựng của Kinh thành Huế

Kinh thành Huế bắt đầu xây dựng vào mùa hè năm 1805 dưới thời của vua Gia Long. Trước khi tiến hành xây dựng, các kiến trúc sư và vua đã phải hội thảo đến 2 năm để đưa phương án độc đáo. Công trình tiêu tốn lượng lớn ngân sách triều đình, huy động khoảng 30 nghìn dân và lính phục vụ chỉ để ngăn sông và đào hào.

lich-su-xay-dung-cua-kinh-thanh-hue-huetoplist
Lịch sử xây dựng của Kinh thành Huế

Đến năm 1809 bắt đầu xây dựng 10 cửa xung quanh, mỗi cửa sẽ dành cho các đối tượng riêng. Năm 1818 tập trung xây gạch ốp lát 4 mặt Đông – Tây – Nam – Bắc của thành tập trung hợp 80 nghìn người. Giai đoạn 1831 – 1832 hoàn thiện kiến trúc của kinh thành đã bao gồm điêu khắc và chạm trổ.

Sơ lược vài nét về Kinh thành Huế

Kinh thành Huế nằm bên bờ sông Hương được gọi là Thuận Hòa Kinh Thành. Đây là công trình thuộc quần thể Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Diện tích xây dựng của công trình lên đến 520ha, là nơi đóng đô của triều đình nhà Nguyễn.

so-luoc-vai-net-ve-kinh-thanh-hue-huetoplist

Mặc dù trải qua 2 lần tàn phá của chiến tranh, nhưng kiến trúc vẫn luôn được lưu giữ như ban đầu. Tòa thành thuộc quyền quản lý của nhà nước, tiếp đón du khách đến tham quan và luôn tân trang mới liên tục.

Tìm hiểu về lối kiến trúc của Kinh thành Huế

Kinh thành được xây dựng trên mặt bằng gần hình vuông, mặt trước hơi nhô tạo hình vòng cung chạy theo đường sông Hương. Công trình rộng hơn 10km, được lấy ý tưởng từ thành lũy của Vauban – Pháp kết hợp nguyên tắc kiến trúc phương Đông. Dưới sự khéo léo của các kiến trúc sư thời xưa, kinh thành trở thành một tác phẩm nghệ thuật quân sự độc đáo.

tim-hieu-ve-loi-kien-truc-cua-kinh-thanh-hue-huetoplist

Giai đoạn xây dựng thành từ năm 1805, lúc này chịu sự ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Nên mọi chi tiết kiến trúc có phần tây phương nhưng vẫn giữ được yếu tố chủ đạo là nho giáo. Kiến trúc của kinh thành chứng minh cho thời kỳ giao thoa giữa nền văn hóa Đông – Tây tại Việt Nam.

Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa lưu thông?

Khi tiến hành xây dựng công trình đã thiết lập sẵn có 13 cửa thành. Trong đó có 10 cửa thành thông ra ngoài, 1 cửa nội bộ và 2 cửa đường thủy. Đối với 10 cửa thông ra ngoài sẽ được chia làm nhiều chức năng dành cho các đối tượng khác nhau.

  • 10 cửa thông ra ngoài: Cửa Thượng Tứ, cửa Ngăn, cửa Sập, cửa Nhà Đồ, cửa Hữu, cửa Chánh Nam, cửa An Hòa, cửa Hậu, cửa Kẻ Trài và cửa Đông Ba.
  • 2 cửa đường thủy: Tây thành thủy quan và Đông thành thủy quan
  • 1 cửa nội bộ là Trấn Bình Môn

kinh-thanh-hue-co-bao-nhieu-cua-luu-thong-huetoplist

Những kiến trúc nổi bật trong Kinh Thành Huế

Ngọ Môn

Ngọ Môn nằm ở khu vực phía Nam của kinh thành là một lâu đài tráng lệ với hệ thống bậc cấp được xây từ phiến đá. Nhìn chung tổng thể kiến trúc của Ngọ Môn khá đồ sộ, phức tạp và mang vẻ đẹp sa hoa. Đây là địa điểm check in lý tưởng dành cho mọi du khách.

ngo-mon-huetoplist
Ngọ Môn

Hoàng Thành

Hoàng Thành được xây dựng với 3 chức năng là chỗ ở của vua, nơi làm việc của triều đình và thờ cúng tổ tiên. Công trình có trang bị đến 4 cửa và hàng loạt cung điện lớn nhỏ khác nhau phục vụ nhu cầu của vua. Bao gồm Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Hiển Lâm Các,… Khu vực được canh giữ nghiêm ngặt, chú trọng xây dựng đẹp nhất kinh thành.

hoang-thanh-huetoplist
Hoàng Thành

Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành nằm trong Hoàng Thành, được xây dựng từ năm 1803, sau được đổi tên như hiện tại. Khu vực Tử Cấm Thành được thiết kế hình chữ nhất, có mặt trước là Đại Cung Môn. Bên trong bao gồm các di tích cổ như Duyệt Thị Đường, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, Vạc Đồng,…

tu-cam-thanh-huetoplist
Tử Cấm Thành

Những lưu ý cần nắm khi tham quan Kinh thành Huế

Kinh thành Huế trở thành địa điểm lý tưởng thu hút được nhiều du khách ghé đến tham quan. Tuy nhiên để có được trải nghiệm tốt nhất, bạn cần nắm một vài lưu ý về thời gian và giá vé vào cổng như sau:

  • Kinh thành ở cửa từ 7:00 – 17:00 hàng ngày, nên đi sớm để có thể tham quan hết toàn bộ kiến trúc các công trình được xây dựng trong khu di tích.
  • Giá vé có sự chênh lệch giữa trẻ em và người lớn, đối với người lớn là 150.000 VNĐ/lượt còn trẻ từ 6 – 12 tuổi là 30.000 VND/lượt.

nhung-luu-y-can-nam-khi-tham-quan-kinh-thanh-hue-huetoplist

Thời điểm và trang phục lý tưởng khi đến Kinh thành Huế

Thời điểm từ tháng 1 đến tháng 3 vào mùa xuân thích hợp nhất để làm một chuyến tham quan kinh thành. Vì đây là lúc thời tiết mát mẻ, ít mưa rất thích hợp cho các hoạt động tham quan ngoài trời. Nếu du khách muốn trải nghiệm thêm lễ hội Festival Huế nên ghé vào tháng 4 – 6 để hòa mình vào lễ hội sôi động.

thoi-diem-va-trang-phuc-ly-tuong-khi-den-kinh-thanh-hue-huetoplist

Khi đến kinh thành tham quan đòi hỏi hoạt động di chuyển nhiều, cần mặc các bộ trang phục năng động. kinh thành là một di tích dịch vụ có đầy đủ lăng, tẩm, đền nên phải mặc kín đáo. Ban quản lý khuyến khích khách mặc áo dài để có được những bức hình check in đúng điệu.

Nội dung bài viết của Huetoplist đã cập nhật thông tin liên quan đến Kinh thành Huế để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin được cung cấp sẽ giúp bạn có được chuyến du lịch tham quan lý tưởng tại Huế.

Xem thêm
Lăng Minh Mạng Huế – Kiến trúc cổ xưa đậm bản sắc Nho Giáo
Top 35 địa điểm du lịch Huế

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *